Các bước sơ cứu người bị rắn cắn là điều rất quan trọng mà bất cứ ai cũng nên biết. Nó sẽ giúp rất nhiều cho bạn khi sơ cứu người bị rắn cắn. Nếu có cách sơ đúng cách cơ hội cứu sống người bị rắn cắn sẽ cao hơn.
Các bước sơ cứu người bị rắn cắn
Vậy các bước sơ cứu người bị rắn cắn như thế nào ? Và cần chú ý điều gì ? Các bạn sẽ được biết câu trả trong nội dung của bài viết dưới đây. Xin mời các bạn cùng theo dõi.
1. Các bước sơ cứu người bị rắn cắn.
Khi bị rắn cắn các bạn sơ cứu theo các bước dưới đây
+ Bước 1: Băng ép: Nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn khoảng 3-5cm. Garô bằng dây thun, dây chuối, dây quai nón... Chú ý khi garô phải dùng dây to để giảm tổn thương.
+ Bước 2: Tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰ hoặc cồn iốt 2%...
+ Bước 3: Rạch vết cắn hình chữ thập. Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng 1-2cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh.
+ Bước 4: Hút máu ở chỗ rắn cắn.
+ Bước 5: Dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.
2. Những lưu ý khi sơ cứu người bị rắn cắn.
Bạn không mất thời gian đi tìm thầy lang, lá thuốc. Phải đến bệnh viện để chữa trị. Không làm các biện pháp khác, như: chườm đá, gây điện giật…
Kỹ thuật băng ép bất động sơ cứu rắn cắn
Dùng băng rộng, dài vài mét, có thể dùng băng chun, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn. Tháo đồ trang sức ở vùng bị cắn vì dễ gây chèn ép khi chỗ bị sưng nề. Không cố cởi quần áo vì có thể làm vùng bị cắn cử động, có thể băng đè lên quần áo.
Đặt băng:
Vết cắn ở bàn, ngón tay. Băng ép bàn, ngón tay, cẳng tay. Dùng nẹp cố định cẳng tay. Sau đó dùng khăn hoặc dây treo lên cổ bệnh nhân. Cứ để như vậy cho tới khi bệnh nhân đến bệnh viện có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc có thuốc giải độc.
Vết cắn ở thân mình:
Ép lên vùng bị cắn nhưng sao cho cử động thành ngực dễ dàng. Không băng ép khi rắn lục cắn: lục xanh, khô mộc.
Vận chuyển
Duy trì phương pháp băng ép và bất động, nhanh chóng vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất, tốt nhất là bằng ô tô. Trong khi vận chuyển nên để vùng bị cắn thấp hơn so với vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.
Ngoài ra bạn có thể cho bệnh nhân uống trà cà gai leo, nước sắn dây… để hỗ trợ điều trị.
Lời kết: Trên đây là các bước sơ cứu người bị rắn cắn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn khi điều trị rắn cắn. Mọi thông tin tư vấn hãy truy cập: http://thaihungtea.vn/ hoặc địa chỉ dưới đây:
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương Mại XNK Thái Hưng
Nhà máy: Khu Công Nghiệp Quỳnh Giao, Quỳnh Phụ, Thái Bình
Trụ sở Hà Nội: Số 110 Quan Nhân, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội
Hotline: 0971 712 555
Email: thaihungtea888@gmail.com
- Viêm amidan ăn uống như thế nào (01.10.2018)
- Viêm họng phải làm sao (27.09.2018)
- Viêm họng dùng thuốc gì (26.09.2018)
- Viêm họng có nên uống nước cam (26.09.2018)
- Viêm họng nên kiêng gì (25.09.2018)
- Viêm họng nên ăn gì (25.09.2018)
- Viêm họng nên uống gì (24.09.2018)
- Bị rắn cắn nên uống gì (24.09.2018)
- Những sai lầm chết người khi bị rắn cắn (22.09.2018)
- Người bị rắn căn nên ăn gì (21.09.2018)